Sức bền vật liệu là một môn học cơ sở vô cùng quan trọng. Bởi vậy, tìm được tài liệu giáo trình PDF tham khảo về sức bền vật liệu đáng tin cậy là rất cần thiết. Dưới đây, GOAT gửi tới các bạn tổng hợp link tải về tài liệu sức bền vật liệu. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn.
* Link tải giáo trình sức bền vật liệu PDF ở phần 4. Danh sách tài liệu
Xem thêm:
>> Báo giá nắp hố ga gang - Cam kết giá hợp lý, hợp tác lâu dài
1. Sức bền vật liệu là gì?
Độ bền (ký hiệu: δ) là đặc tính cơ bản của vật liệu. Độ bền được hiểu là khả năng chịu đựng không bị nứt, gãy, phá hủy dưới tác động của ngoại lực lên vật thể. Hiểu rộng hơn, người ta chia ra thành các đặc tính về độ bền theo cách tác động ngoại lực khác nhau như: độ bền kéo, độ bền nén, độ bền uốn, độ bền cắt, độ bền va đập, độ bền mỏi, giới hạn chảy...
(Theo wikipedia.org)
Sức bền vật liệu là đặc tính cơ bản của vật liệu đánh giá mức độ chịu đựng của vật liệu khi có lực tác động vào.
(Lực ở đây có thể là nội lực hoặc ngoại lực. Đại lượng đo nội lực của vật liệu gọi là ứng suất - Hay còn gọi là sức căng.)
Việc tính toán sức bền của vật liệu là một công việc vô cùng quan trọng. Ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ an toàn của công trình.
Một vật liệu có đủ sức bền là khi kết cấu và cấu tạo của chúng có thể bền vững trong một thời gian dài sau khi thi công xong. Và trong khoảng thời gian đó có thể chịu đựng được tổ hợp tất cả loại lực tác động lên công trình hoặc vật liệu.
2. Việc tìm hiểu và tính toán sức bền vật liệu vô cùng quan trọng
Chính xác là như vậy. Việc tìm hiểu và tính toán sức bền của vật liệu là bước vô cùng quan trọng trong thiết kế và thi công công trình. Bởi chỉ khi tính được độ bền của các vật liệu, chúng ta mới tính ra được độ an toàn và tuổi thọ của công trình. Cũng như kịp thời thay đổi các loại vật liệu phù hợp hơn tùy vào tác động ngoại lực có thể xảy ra với công trình.
2.1. Vật liệu thường chịu các dạng lực nào?
Mỗi vật liệu có những đặc điểm và hình dạng khác nhau. Dẫn đến diện tích bề mặt tiếp xúc cũng khác nhau. Mỗi bề mặt có một công thức tính diện tích. Bởi vậy nên, việc tính toán sức bền vật liệu cũng có đôi phần khác nhau.
Dưới đây, cùng GOAT tìm hiểu các dạng chịu lực cơ bản của vật liệu.
Các dạng chịu lực của vật liệu cơ bản được chia thành 4 dạng sau. Chúng gồm: Dạng chịu lực kéo, Dạng chịu lực nén, Dạng chịu lực xoắn, Dạng chịu lực uốn.
a. Dạng chịu lực kéo
Dạng chịu lực kéo của các vật liệu xây dựng chính là khả năng chịu được lực kéo đứt vật liệu. Việc tính được lực kéo của sản phẩm sẽ giúp chúng ta biết được, loại vật liệu này có thể chịu được lực kéo bao nhiêu kg/cm2 . Từ đó có thể có các thiết kế phù hợp với loại vật liệu đó để không bị đứt đoạn do chịu lực kéo quá lớn.
b. Dạng chịu lực nén
Dạng chịu lực nén của vật liệu xây dựng còn được gọi là độ bền nén. Đây chính là dạng vật liệu có sức chịu được độ nén lớn từ bên ngoài tác động vào. Việc tính toán lực chịu nén của vật liệu xây dựng thường áp dụng để tính toán độ bền của khối bê tông, khối xi măng.
c. Dạng chịu lực xoắn
Dạng chịu lực xoắn của vật liệu trong xây dựng được hiểu là mức độ chịu tải của vật liệu đó khi bị xoắn lại. Dạng chịu lực xoắn đòi hỏi người kỹ sư phải có những tính toán chính xác để xác định được nguồn lực tác động lên vật liệu là bao nhiêu? Từ đó chúng ta sẽ có những cải tiến phù hợp để vật liệu có được tính bền nhất.
d. Dạng chịu lực uốn
Dạng chịu lực uốn của vật liệu còn được gọi với cái tên khác là độ bền uốn hoặc là điểm cong vênh. Việc tính toán được độ cong vênh của vật liệu sẽ giúp chúng ta biết được sản phẩm này có thể chịu đựng được lực uốn là bao nhiêu? Từ đó có những cải biến phù hợp trong thiết kế để sản phẩm vật liệu không bị biến dạng và có lực đàn hồi tốt. Tham khảo thêm:
2.2. Tầm quan trọng của sức bền vật liệu trong ngành xây dựng, giao thông và chế tạo máy
Ngành xây dựng, giao thông hay chế tạo máy thường xuyên phải sử dụng các vật liệu rắn biến dạng. Như thép, gang, bê tông... Đồng nghĩa với việc, khi chịu tác động của ngoại lực, các hạt vật chất bên trong chúng chuyển động, và khiến chúng biến dạng. Điều này ảnh hưởng đến độ an toàn và tuổi thọ của công trình cũng như vật dụng.
Chính vì vậy, trong quá trình tính toán thiết kế các cấu kiện công trình hay các chi tiết máy ta phải đảm bảo sao cho kết cấu bền vững. Đảm bảo chúng có khả năng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình và không bị phá hủy trong suốt thời gian tồn tại.
Đó cũng là lý do tại sao môn học sức bền vật liệu và cơ học kết cấu là môn cơ sở trong các chương trình đạo tạo kĩ sư các ngành kĩ thuật.
3. Tài liệu giáo trình PDF về Sức bền vật liệu có vai trò gì?
Tài liệu giáo trình sức bền vật liệu PDF sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất để giải các bài toán liên quan đến hệ thanh, tính toán sức bền của vật liệu và kết cấu.
Với vai trò vô cùng quan trọng, sức bền vật liệu và cơ học kết cấu được giảng dạy cho sinh viên tất cả các trường đại học kỹ thuật ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại giáo trình sức bền vật liệu khác nhau. Chúng được biên soạn phục vụ cho đối tượng học khác nhau. Do đó, nguồn tài liệu rất đa dạng.
Dưới đây, GOAT gửi tới bạn danh sách tổng hợp tài liệu giáo trình sức bền vật liệu định dạng PDF.
Bạn vui lòng click vào biểu tượng tải xuống ở cột thứ 3. Tài liệu được tải lên Driver. Bạn click vào mũi lên góc phải màn hình để tải về.
Ở giao diện Gg Driver, vui lòng click vào đây để tải tài liệu sức bền vật liệu về máy
4. Danh sách Giáo trình Sức bền vật liệu PDF - Kèm link download
(*Lưu ý: Với giao diện Mobile vui lòng kéo sang phải để xem link tải về)
Bảng tổng hợp Link Download Tài Liệu Sức Bền Vật Liệu
Tên tài liệu Sức bền vật liệu |
Ảnh Bìa |
Link
Tải Về |
Giáo trình Sức bền vật liệu và kết cấu
Tác giả: Nguyễn Đình Đức và Đào Như Mai
Trường: Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội
NXB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật |
|
|
Giáo trình Sức bền vật liệu
Tác giả: Đỗ Kiến Quốc (Chủ biên)
Trường: Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP. HCM |
|
|
Giáo trình Sức bền vật liệu - Tập 1
Tác giả: Lê Quang Minh - Nguyễn Văn Lượng
NXB: Nhà xuất bản Giáo Dục |
|
|
Giáo trình Sức bền vật liệu - Tập 2
Tác giả: Lê Quang Minh - Nguyễn Văn Lượng
NXB: Nhà xuất bản Giáo Dục |
|
|
Sức bền vật liệu Toàn tập
Tác giả: Đặng Việt Cương
Trường: ĐH Bách Khoa Hà Nội |
|
|
Bài Giảng Sức bền vật liệu
Tác giả:
Trường: |
|
|
Bài Giảng Sức bền vật liệu
Tác giả: Nguyễn Danh Trường
Trường: |
|
|
Bài Giảng Sức bền vật liệu
Tác giả: Trần Minh Tú
Trường: Đại Học Xây Dựng |
|
|
Bài Giảng Sức bền vật liệu
Tác giả: Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật
Trường: Đại Học Bách Khoa - Đại Học Đà Nẵng |
|
|
Bài Tập Sức bền vật liệu
Tác giả: Bùi Trọng Lựu - Nguyễn Văn Lượng
NXB: NXB Giáo Dục |
|
|
Bài Tập Sức bền vật liệu
Tác giả: Nguyễn Văn Quảng
Trường: ĐH GTVT TP.HCM |
|
|
Bài Tập Tham Khảo Sức bền vật liệu Phần 1 & Phần 2
Tác giả: Bộ Môn Cơ Học Ứng Dụng
Trường: ĐH Kiến Trúc TP.HCM |
|
|
Đề Bài Và Hướng Dẫn Giải Bài Tập Lớn Sức bền vật liệu - Cơ Học Kết Cấu
Tác giả: Lều Mộc Lan - Nguyễn Vũ Việt Nga
NXB: |
|
|
Tuyển Tập các bài toán giải sẵn Môn Sức Bền Vật Liệu - Tập 1
Tác giả: Đặng Việt Cương
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội |
|
|
Tuyển Tập các bài toán giải sẵn Môn Sức Bền Vật Liệu - Tập 2
Tác giả: Đặng Việt Cương
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội |
|
|
Sách Cơ học Kết Cấu
Tác giả: Lý Trường Thành (Chủ biên)
Trường: Đại học Thuỷ Lợi |
|
|
Strength Of Materials
Tác giả: Dr. RK Bansal
Nguồn: Nước Ngoài
Ngôn ngữ: Tiếng Anh |
|
|
Strength Of Materials
Nguồn: Nước Ngoài
Ngôn ngữ: Tiếng Anh |
|
|
Trên đây là tổng hợp danh sách tài liệu, giáo trình sức bền vật liệu PDF quan trọng. Mong rằng chúng hữu ích với bạn. Nếu vậy, hãy tặng cho chúng mình một vòng thăm quan website tại đây nhé: >> Nắp Hố Ga <<
Cảm ơn bạn, chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!
Nguồn: Internet
Tổng hợp: NapHoGa.vn
Xem thêm:
>> Bán Nắp Hố Gas Gang và Composite [GOAT] - Chống trộm, ngăn mùi đến 99%